Trường hợp nào người Việt Nam bị tước hoặc hủy bỏ quốc tịch từ ngày 01/7/2025?

Tầng 3, 70 Hoàng Diệu, Phường 13, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh

infotruongminhngoc@gmail.com

logo

Hotline 24/7 093 694 1658 0939 593 486

Trường hợp nào người Việt Nam bị tước hoặc hủy bỏ quốc tịch từ ngày 01/7/2025?
23/07/2025 01:39 PM 10 Lượt xem

    Trường hợp nào người Việt Nam bị tước hoặc hủy bỏ quốc tịch từ ngày 01/7/2025? Cách xác định quốc tịch đối với trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam từ ngày 01/7/2025?

    Hãy cùng Luật Trường Minh Ngọc tìm hiểu về vấn đề này như sau:

    Trường hợp nào người Việt Nam bị tước hoặc hủy bỏ quốc tịch từ ngày 01/7/2025?

    Trường hợp nào người Việt Nam bị tước hoặc hủy bỏ quốc tịch từ ngày 01/7/2025? (Ảnh minh hoạ)
    Trường hợp nào người Việt Nam bị tước hoặc hủy bỏ quốc tịch từ ngày 01/7/2025? (Ảnh minh hoạ)
    • Trường hợp người Việt Nam bị tước quốc tịch

    - Căn cứ Điều 24 Nghị định 191/2025/NĐ-CP, việc tước quốc tịch Việt Nam được thực hiện khi có hồ sơ kiến nghị của:

    + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nếu người bị kiến nghị có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 31 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014, năm 2025.

    + Tòa án đã xét xử bị cáo có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014, năm 2025 và kiến nghị tước quốc tịch.

    Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014, năm 2025 quy định như sau:

    Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam

    1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    - Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch bao gồm:

    + Văn bản kiến nghị;

    + Hồ sơ, tài liệu điều tra, xác minh, kết luận hành vi vi phạm;

    + Đơn, thư tố cáo (nếu có);

    - Trường hợp do Tòa án kiến nghị thì kèm bản án đã có hiệu lực pháp luật và tài liệu liên quan.

    Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình gửi Chủ tịch nước xem xét quyết định việc tước quốc tịch Việt Nam.

    • Trường hợp người Việt Nam bị huỷ bỏ quốc tịch

    Theo Điều 25 Nghị định 191/2025/NĐ-CPcá nhân có thể bị hủy bỏ quyết định nhập hoặc trở lại quốc tịch nếu có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2025.

    Quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2025, cụ thể:

    Điều 33. Căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam

    1. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam, trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19, Điều 23 của Luật này, cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam khi có một trong các hành vi sau đây:

    a) Cố ý khai báo, cam đoan không đúng sự thật, giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

    b) Lợi dụng việc nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam; lợi dụng việc giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    - Cơ quan có thẩm quyền kiến nghị gồm:

    + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc

    + Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hoặc

    + Tòa án (nếu đã xét xử bị cáo có hành vi vi phạm).

    - Hồ sơ kiến nghị hủy bỏ quyết định gồm:

    + Văn bản kiến nghị;

    + Hồ sơ điều tra, xác minh, kết luận hành vi vi phạm;

    + Đơn, thư tố cáo (nếu có);

    - Trường hợp do Tòa án kiến nghị thì có thêm bản án và tài liệu liên quan.

    - Tương tự như trường hợp tước quốc tịch, hồ sơ hợp lệ sẽ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

    Cách xác định quốc tịch đối với trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam từ ngày 01/7/2025?

    Cách xác định quốc tịch đối với trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam từ ngày 01/7/2025? (Ảnh minh hoạ)
    Cách xác định quốc tịch đối với trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam từ ngày 01/7/2025? (Ảnh minh hoạ)

    Căn cứ Điều 9 Nghị định 191/2025/NĐ quy định việc xác định quốc tịch của trẻ em khi thực hiện thủ tục về khai sinh theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2025 như sau:

    • Trường hợp cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại là công dân nước ngoài

    - Trẻ em có quốc tịch Việt Nam nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con khi đăng ký khai sinh.

    - Nếu trẻ sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con, thì trẻ mặc nhiên có quốc tịch Việt Nam. Khi đó, cha hoặc mẹ phải lập văn bản cam đoan về việc không thỏa thuận được quốc tịch cho con và chịu trách nhiệm về cam đoan này.

    - Trường hợp trẻ đã đăng ký khai sinh tại nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài, nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con khi thực hiện ghi vào sổ hộ tịch, thì trẻ có quốc tịch Việt Nam.

    Việc giữ quốc tịch nước ngoài phải phù hợp với pháp luật nước đó. Cha mẹ cần có bản cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp khi giữ quốc tịch nước ngoài cho trẻ.

    • Về việc đặt tên cho trẻ có hai quốc tịch

    Khi làm thủ tục khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nếu trẻ em mang đồng thời quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài, thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên tiếng Việt và tên tiếng nước ngoài.

    Dịch vụ Luật sư Dân sự của Luật Trường Minh Ngọc

    >>> Xem thêm: Từ ngày 01/7/2025, người muốn nhập quốc tịch Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?

    >>> Xem thêm: Các điều kiện để trở lại quốc tịch Việt Nam

    Trên đây là những chia sẻ của Luật Trường Minh Ngọc về vấn đề Trường hợp nào người Việt Nam bị tước hoặc hủy bỏ quốc tịch từ ngày 01/7/2025?”. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không phải là ý kiến tư vấn để giải quyết một vụ việc cụ thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ cho chúng tôi:

    Liên hệ qua Hotline:

    - Hotline 1: 093 694 1658 (zalo)

    - Hotline 2: 0939 593 486 (zalo)

    Liên hệ qua Facebook: Luật Trường Minh Ngọc - Luật sư của bạn

    Liên hệ trực tiếp tại văn phòng: Tầng 3, 68 – 70 Hoàng Diệu, Phường 13, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh

    Liên hệ qua email: infotruongminhngoc@gmail.com

    *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: infotruongminhngoc@gmail.com

    Zalo
    Hotline